Bạn mong muốn thành lập địa điểm kinh doanh, bạn không biết hồ sơ gồm những gì, quy trình để thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư VCT đi tìm câu trả lời dưới bài phân tích sau đây.
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Căn cứ khoản 3, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1, Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và của hộ kinh doanh là nơi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
– Ưu điểm:
+ Có chức năng kinh doanh và được đặt ở các nơi khác nhau khác huyện, tỉnh với trụ sở chính giúp doanh nghiệp và hộ kinh doanh mở rộng thị trường.
+ Hồ sơ thành lập đơn giản.
+ Khi thay đổi địa chỉ doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận thuế.
– Nhược điểm:
+ Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân; Hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ; Không có tài sản độc lập.
2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Điều kiện thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
– Điều kiện về chủ thể: Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có thể thành lập địa điểm kinh doanh.
– Điều kiện về tên địa điểm: Căn cứ Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
– Điều kiện địa chỉ thành lập địa điểm kinh doanh: địa điểm kinh doanh phải có trụ sở theo quy định pháp luật. Không được là nhà tập thể, nhà chung cư theo khoản 7, Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
2.2 Hồ sơ, thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
– Hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
3. Điều kiện, hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
3.1 Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Căn cứ khoản 2, Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là:
– Hộ kinh doanh có địa chỉ cụ thể và đã được đăng ký hộ kinh doanh.
– Thông báo cho cơ quan thuế nơi hoạt động kinh doanh của địa điểm.
– Thông báo cho cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành kinh doanh.
3.2 Hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh.
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
4. Dịch vụ tư vấn, thành lập địa điểm kinh doanh của Luật sư VCT
Luatsuvct cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trong quá trình thành lập địa điểm kinh doanh. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luatsuvt sẽ giúp khách hàng hiểu rõ các quy định và điều kiện cần thiết để thành lập địa điểm kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong quá trình thành lập địa điểm, Luatsuvct sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo các giấy tờ, thông tin cần thiết đầy đủ và hợp lệ. Đồng thời, Luatsuvct cũng sẽ kiểm tra và đánh giá khả năng thành lập địa điểm kinh doanh thành công của khách hàng.
Nhân viên Luatsuvct luôn làm việc với tâm huyết và sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý. Sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng của đội ngũ nhân viên Luatsuvct giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho khách hàng. Nhân viên luật sư VCT luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng.
Cở sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Trên đây, Luatsuvct vừa phân tích các quy định liên quan thành lập địa điểm kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay Luatsuvct để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
===================================
Luật Sư VCT – Tháo gỡ nút thắt pháp lý
Chuyên tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
Hotline: 0971.17.4040