Dịch vụ quản lý và xử lý nợ

DỊCH VỤ XỬ LÝ NỢ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ CHO DOANH NGHIỆP

Nợ xấu không chỉ là vấn đề của ngành Ngân hàng, mà là của cả nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu luôn được các doanh nghiệp quan tâm tháo gỡ, đặc biệt là bảo vệ quyền sở hữu của các chủ nợ.

Có rất nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo Luật Sư VCT thì cách hay nhất để xử lý nợ xấu là hạn chế thấp nhất nợ xấu xảy ra bằng cách lập quy trình quản lý và thu hồi công nợ chặt chẽ, bài bản và đúng theo quy định của pháp luật.

Luật Sư VCT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ và quản lý công nợ cho doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Luật Sư VCT có đội ngũ Luật sư, cố vấn cao cấp là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Quản trị rủi ro, xử lý nợ và quản lý công nợ, Tài chính, Ngân hàng… Từng nhiều năm làm việc tại các Tổ chức tín dụng lớn, công ty Luật, công ty thu nợ chuyên nghiệp, kết hợp đội ngũ nhân viên được xây dựng chuyên nghiệp tạo thành một khối thống nhất với phương pháp giải quyết vấn đề công nợ một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu đến quý khách hàng về  phương pháp xử lý nợ xấu, quy trình xử lý nợ và quản lý công nợ cũng như dịch vụ xử lý nợ và quản lý công nợ của Luật Sư VCT.

Khái niệm nợ xấu

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 trong số năm nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.

Đối với ngành ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay cũng như nghiệp vụ quản lý tài chính của các doanh nghiệp nói chung thì Nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay, bán hàng của doanh nghiệp; Cho vay nhưng không thu hồi được nợ, hàng hoá, dịch vụ bán đi nhưng không thu hồi được công nợ làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị thâm hụt và dẫn đến nguy cơ có thể phá sản mặc dù doanh thu bán hàng rất cao. Đối với ngành ngân hàng thì không thu hồi được nợ đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.

Nợ xấu bao gồm: Khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức tín dụng mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.

Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; uỷ thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, uỷ thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Nợ xấu xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính và thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ sau đây:

Nợ nhóm 1: Là nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày, được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nợ nhóm 2: Là nợ cần chú ý, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ quá hạn 10 ngày đến 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. 

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 15 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ đã  được gia hạn lần đầu. 

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai: 

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên. 

Ngoài ra, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu.

Theo các quy định của pháp luật, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Chẳng hạn, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ phân loại vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Do vậy, nợ xấu nhóm cao hơn không nhất thiết chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ nhóm 5 xấu nhất.

Xử lý nợ xấu

Có thể phân chia thành 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu gồm: Trì hoãn nợ, giảm nợ, bù trừ nợ và thu hồi nợ như sau:

Thứ nhất:  Trì hoãn nợ, đây là nhóm giải pháp xử lý nợ tạm thời, thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chinh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ; chuyển giao nợ cho Công ty quản lý và xử lý nợ (AMC) của chính ngân hàng có nợ xấu; bán nợ tạm thời (mua bán trong thời hạn nhất định) cho pháp nhân, cá nhân khác; bán nợ không đứt đoạn (chưa thu hồi được tiền ngay mà vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ) cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); hay còn gọi là việc đảo nợ, giãn nợ, hoãn nợ, gom nợ, nhốt nợ, cô lập nợ, chế biến nợ, dừng thu nợ, bao vây nợ, phong toả nợ, đóng băng nợ.

Nhóm giải pháp này chỉ đẩy lùi thời điểm nợ (trong hạn và quá hạn) bị biến thành nợ xấu, là xử lý nhưng không thu hồi được nợ, không thay đổi số nợ (không làm tăng, giảm cả nợ gốc và nợ lãi, ngoại trừ trường hợp khoanh nợ đồng thời với việc dừng tính lãi, ngoại trừ trường trường hợp khoanh nợ đồng thời với việcc dừng tính và thu lãi). Việc bán nợ rất thành công cho VAMC chủ yếu thuộc về nhóm giải pháp này, thông qua việc hoạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi số sách kế toán.

Thứ hai: Giảm trừ nợ, đây cũng là nhóm giải pháp hạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi sổ sách kế toán, thông qua việc miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, phí, tiền phạt và sử dụng dự phòng tín dụng (để giảm nợ gốc), hay còn gọi là giảm nợ, bớt nợ, miễn nợ, xoá nợ.

Nhóm giải pháp này cũng không thu hồi được nợ, mà chỉ là việc gạc bỏ nợ, đồng thời với việc tăng chi phí, giảm lãi, là nhận phần thiệt hại về phía ngân hàng. Trường hợp vẫn tiếp tục thu hồi được nợ sau đó, thì ngân hàng không hạch toán vào khoản thu nợ tín dụng mà sẽ được tính vào khoản thu nhập khác.

Thứ ba: Bù trừ nợ. Đây là nhóm giải pháp bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau, trong đó có việc thông qua việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hay còn gọi là việc đối trừ, khấu trừ, cấn trừ nợ. Tài sản để bù trừ nghĩa vụ trả nợ có thẻ là tài sản bảo đảm tiền vay hoặc tài sản khác của người vay, hoặc của người khác. Một dạng nữa cũng có thể gọi là bù trừ nợ, đó là việc chyển khoản nợ thành vốn góp tại công ty mắc nợ.

Nhóm giải pháp này không trực tiếp mà là gián tiếp thu hồi nợ, bằng cách lại trừ được nợ xấu tương đương với số nợ đã được bù trừ. Trường hợp sau này ngân hàng bán hoặc hưởng lợi từ tài sản, cổ phần nhận bù trừ nợ, mà thu được số tiền ít hơn số nợ đã bù trừ, thì coi như là khoản lỗ, khoản đầu tư không hiệu quả đối với hoạt động mua bán tài sản hay đầu tư tài chính của ngân hàng.

Thứ tư: Thu hồi nợ. Đây là nhóm giải pháp thu hồi số tiền đã cho vay, gồm thu tiền trả nợ của người vay hoặc thu tiền trả nợ từ người khác; thu hồi nợ từ việc bán hẳn nợ (bán đứt đoạn, không mua lại); thu hồi nợ từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm; thu hồi nợ thông qua việc thanh lý tài sản khi giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Việc xử lý nợ theo các giải pháp thu hồi nợ này là xử lý nợ thật sự, triệt để, thu hồi được dứt điểm (toàn bộ hoặc một phần) nợ xấu.

Bốn nhóm giải pháp xử lý nợ xấu này vừa là giải pháp kinh tế vừa là giải pháp pháp lý

Để thực hiện được 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu này, phải thực hiện ít nhất 8 nhóm hành động xử lý nợ xử lý nợ xấu như sau:

Thứ nhất: Xác minh thông tin tài sản. Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền xác minh các thông tin về hoạt động, về tài sản bảo đảm và tài sản khác của con nợ, đề xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc xác minh thông tin tài sản cũng gặp nhiều khó khăn trước các quy định về bí mật thông tin.

Thứ hai: Thu giữ tài sản bảo đảm. Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để ngăn chặn thiệt hại và để xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, nếu con nợ hoặc người có tài sản thế chấp không hợp tác, nhất là liên quan đến thu giữ nhà ở, thì phải khởi kiện tại Toà án hoặc Trọng tài.

Thứ ba: Phong toả tài khoản. Pháp luật quy định, khi có thoả thuận thì chủ nợ được quyền hoặc yêu cầu phong toả, khấu trừ tiền trong tài khoản của con nợ để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế phụ thuộc vào việc tài khoản có tiền hay không và sự hợp tác của các bên liên quan.

Thứ tư: Khai thác, sử dụng tài sản. Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền nắm giữ, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế về thời gian nắm giữ, mục đích sử dụng, giới hạn sở hữu bất động sản và chức năng hoạt động của ngân hàng

Thứ năm, phát mại tài sản bảo đảm. Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền tự bán, uỷ quyền cho người khác bán hoặc thông qua tổ chức bán đầu giá để bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đối với tài sản tranh chấp là nhà đất, thì phải có sự tham gia của nhiều bên và gần như không có sự phản đối của chủ tài sản.

Thứ sáu: Bán nợ. Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền bán nợ để thu hồi nợ. Tuy nhiên, do gần như chưa có thị trường mua bán nợ trên thực tế nên khó bán.

Thứ bảy: Khởi kiện ra Toà án. Pháp luật cho phép chủ nợ khỏi kiện ra Toà án (kể cả yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp) hoặc trọng tài để đòi nợ. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại Toà án diễn ra rất phức tạp, tốn kém và kéo dài.

Thứ tám: Tó cáo vi phạm. Pháp luật quy định ngân hàng cũng có thể khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật và tố giác tội phạm hình sự để yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chri là hệ quả của việc xử lý các sai phạm.

Cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo các quy định sau đây:

Thứ nhất: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận), phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng nhưng thời hạn cho vay không thay đổi.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.

Các trường hợp sau đây được hiểu như sau:

– Trường hợp rút ngắn kỳ hạn trả nợ hoặc thay đổi ngày trả nợ rút ngắn hơn, như từ ngày 10 hằng tháng sang ngày 05 hằng tháng và không thay đổi số kỳ trả nợ, thì không phải là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

– Trường hợp thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ theo hướng số tiền trả đầu kỳ ít hơn và chuyển số tiền trả nợ nhiều hơn vào các kỳ tiếp theo hoặc kéo dài thời gian trả nợ của kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận là việc cơ cầu lại thời hạn trả nợ

Thứ hai: Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoản thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận, với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Gia hạn nợ vay được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận, với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Gia hạn nợ vay được thực hiện trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.

Như vậy, mỗi khoản nợ có thể được gia hạn nhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế. Tuy nhiên, khi đó khoản nợ sẽ bị đánh giá về khả năng rủi ro và phải phân loại vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng.

Thứ ba: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thoả thuận.

Tổ chức tín dụng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản vay đã có một kỳ hoặc nhiều kỳ hạn bị quá hạn trả nợ.

Thứ tư: Sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì khoản nợ vẫn là nợ trong hạn. Trường hợp khoản nợ không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ bị chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thoả thuận.

Đối với doanh nghiệp, một trong các mục đích sủ dụng vốn của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu là để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp.

Dịch vụ xử lý nợ và quản lý công nợ doanh nghiệp của Luật Sư VCT 

Có thể thấy, việc để xảy ra tình trạng nợ quá hạn (nợ xấu) làm cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp mất vốn và mất đi chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, gây thất thoát tài sản và việc xử lý nợ xấu cũng tốn khá nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị tốt công nợ không những giúp doanh nghiệp hạn chế đươc rủi ro mất vốn mà còn giúp doanh nghiệp giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Luật Sư VCT sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra nợ xấu bởi chúng tôi có sẵn quy trình phân loại công nợ, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị công nợ của khách hàng; đội ngũ nhân sự của chúng tôi sẽ giúp quý doanh nghiệp vừa thu hồi được công nợ đúng hạn và vừa giữ được khách hàng cho quý doanh nghiệp bằng những kỹ năng đã được đạo tạo bài bản.

Dịch vụ xử lý nợ và quản lý công nợ của Luật Sư VCT gồm các hoạt động sau:

– Tư vấn xử lý nợ và quản lý công nợ  thường xuyên cho doanh nghiệp, thực hiện trọn gói.

– Tư vấn xử lý nợ và quản lý công nợ theo từng công việc cụ thể ở từng giai đoạn: Quản lý nợ, theo dõi nợ; đốc nợ, trực tiếp làm việc; khởi kiện và tham gia tố tụng; tham gia thi hành án; xử lý hậu thi hành án.

– Tư vấn và soạn thảo thỏa thuận, cam kết, công văn, thông báo, văn bản khác liên quan đến việc xử lý nợ và quản lý công nợ của doanh nghiệp.

– Tư vấn, xem xét và đánh giá toàn bộ tình hình công nợ, phân tích đặc điểm con nợ của doanh nghiệp, phương án xử lý từng món nợ cụ thể và vạch ra phương án xử lý dứt điểm.

– Cử Luật sư tranh tụng, nhân sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo từng giai đoạn tố tụng, thi hành án hoặc trực tiếp đi thương lượng, thỏa thuận hướng xử lý khoản nợ cho khách hàng.

– Giải quyết các công việc pháp lý khác liên quan đến việc quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp khi được yêu cầu.

Chúng tôi cam kết giải quyết hồ sơ, Không bị động giải quyết công nợ theo phương thức thông thường, Luật sư VCT xây dựng và tiến hành quản lý và xử lý nợ cho doanh nghiệp theo một quy trình, giải pháp mới, chủ động và triệt để hơn, nhằm luân chuyển dòng tiền nhanh chóng, giúp chủ nợ tự quyết đối với vấn đề công nợ khó đòi sao cho giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp và tăng lợi nhuận.

Vui lòng liên hệ với Luật sư VCT để được tư vấn cụ thể, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và góp phần vào sự phát triển của Quý doanh nghiệp

Phí về dịch vụ xử lý nợ và quản lý công nợ của Luật Sư VCT

Bào gồm chi dịch vụ, tiền thù lao luật sư, chi phí khác: Tuỳ thuộc vào quy mô của quý khách hàng mà chúng tôi ấn định mức phí

Phương thức tính phí dịch vụ và chi phí khác: Phương thức tính phí chủ yếu dựa trên số lượng nhân viên tham gia quản lý công nợ cho doanh nghiệp và tổng sổ giờ/tháng khi Luật Sư VCT thực hiện việc quản lý và xử lý cho quý khách hàng.

Ngoài ra, phường thức tính phí dịch vụ có thể thoả thuận dựa trên mức độ hiệu quả công việc mà Luật Sư VCT mang lại cho Quý khách hàng.

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp hay quy trình chỉ là một phần trong hiệu quả của việc quản lý và xử lý nợ. Muốn hiệu quả thì phải tổng hòa tất cả những kiến thức, kỷ năng, yếu tố nhân lực, chuyên nghiệp và cả sự bền bỉ thì mới mang lại thành công trong việc thu hồi, xử lý nợ. Luật Sư VCT là đơn vị giàu kinh nghiệm trong việc quản lý và xử lý nợ cho doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng có cơ hội hợp tác, đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong lĩnh vực này. 

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
Văn phòng Luật sư VCT
  • Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Xem địa chỉ
  • Holine: 0971 174 040
  • Webiste: www.luatsuvct.com
  • CSKH: info@luatsuvct.com