ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MỚI NHẤT NĂM 2024 

Thực phẩm chức năng luôn là mặt hàng được nhiều người tìm mua. Tuy nhiên, Gần đây có nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Hoặc có nguồn gốc xuất xứ nhưng quảng cáo sai sự thật làm tăng công dụng vốn có của sản phẩm. Năm 2024 Pháp luật có một số điều chỉnh nhằm quản lý chặt chẽ hơn sản phẩm này. Hày cùng Luật sư VCT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

Cơ sở pháp lý: 

  • Luật An toàn thực phẩm  2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 67/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 3/2012/ NĐ-CP
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT 
  • Thông tư 26/2012/TT-BYT

Căn cứ theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2018 quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Do đó, kinh doanh thực phẩm chức năng cần những điều kiện sau:
– Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật An Toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đưa vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
+ Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
+ Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

+  Có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng đối với khu vực sản xuất thực phẩm;

+ Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

+ Không bày, bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về ngành nghề

Để có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh có thể thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc đăng ký hộ kinh doanh để có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Trong trường hợp đã có doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở cần bổ sung thêm các thủ tục ngành nghề này theo quy định.

Sau khi đã đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ cơ sở kinh doanh và nhân viên trực tiếp tham gia vào phải tham gia khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để được nhận giấy chứng nhận về việc tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về giấy phép

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để cơ sở đó có thể được kinh doanh là điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về giấy phép. Cơ sở kinh doanh phải có giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT-BYT. 

Các cơ sở kinh doanh cần bổ sung hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, với các tài liệu cần chuẩn bị như: 
  •  Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất hoặc bảo quản, phân phối sản phẩm và mô tả chi tiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh.
  • Giấy xác nhận sức khỏe đã đủ điều kiện của chủ cơ sở và người trực tiếp, nhân viên kinh doanh thực phẩm chức năng.

Lưu ý:  Đối với giấy xác nhận đủ sức khỏe và Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm chủ cơ sở kinh doanh được hướng dẫn bởi Công văn 5845/BCT-KHCN hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm ngày 03/7/2013.

3. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về sản phẩm

Đối với sản phẩm, điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm dưới đây:
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy, dựa trên quy định trên, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm.

Để kinh doanh thực phẩm chức năng, các cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu. Tùy thuộc vào loại sản phẩm thực phẩm chức năng mà cơ sở muốn nhập khẩu, thủ tục này đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa thì sẽ có công bố khác nhau, cụ thể:

  • Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Trong trường hợp này các thủ tục công bố bao gồm việc công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố tại Bộ Y tế. Điều này phải được thực hiện trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và lưu thông.
  • Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật: Trong trường hợp này thủ tục công bố sẽ công bố hợp quy và đăng ký bảng công bố hợp quy tại Bộ Y tế. Tương tự, điều này cũng nên thực hiện trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và lưu thông. 

Hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm là thực phẩm chức năng được chia thành hai nhóm như sau: 

a. Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước 

Hồ sơ để đăng ký bản công bố sản phẩm cho thực phẩm chức năng sản xuất trong nước được quy định tại Khoản 2, Điều 7 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm: Kết quả kiểm nghiệm phải được thực hiện trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ. Phiếu này cần được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025, với các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế, hoặc tiêu chuẩn công bố bởi tổ chức/cá nhân nếu chưa có quy định cụ thể của Bộ Y tế.
  • Bằng chứng khoa học về công dụng của sản phẩm: Bằng chứng có thể là tài liệu về thành phần tạo nên công dụng đã được công bố. Lượng sử dụng hàng ngày phải ít nhất bằng 15% liều lượng đã nêu trong tài liệu.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Áp dụng cho các cơ sở cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có chứng thực).
  • Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP): Áp dụng từ ngày 01/07/2019 cho sản phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước (bản sao có xác nhận).

b. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu 

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm cho thực phẩm chức năng nhập khẩu được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm các tài liệu:

  • Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale), Giấy chứng nhận xuất khẩu, hoặc Giấy chứng nhận y tế từ cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, xuất khẩu. Các giấy tờ này phải đảm bảo rằng sản phẩm an toàn và được lưu hành tự do tại thị trường của nước xuất xứ.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm: Cũng phải được thực hiện trong vòng 12 tháng và cấp bởi phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, tương tự yêu cầu đối với sản phẩm trong nước.
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng sản phẩm: Tài liệu cần chứng minh công dụng của thành phần chính trong sản phẩm, với yêu cầu liều lượng hàng ngày tối thiểu bằng 15% lượng đã được công bố.
  • Giấy chứng nhận GMP: Hoặc chứng nhận tương đương đối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu, áp dụng từ ngày 01/07/2019 (bản sao có xác nhận).
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

4. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về an toàn

Trước khi các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam, phải trải qua quy trình kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là một phần rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các thành phần như sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.
  • Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép áp dụng phương thức kiểm tra.
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng của tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu thực phẩm chức năng. 
  • Bảng sao Packing list – Danh mục hàng hóa đính kèm.
  • Bảo sao có chức thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – Hóa đơn.

Sau khi vượt qua vòng kiểm tra an toàn, lô hàng sẽ được có quan kiểm tra cấp Thông báo là lô hàng đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), tiếp theo sẽ được phép thực hiện các thủ tục nhập khẩu với hồ sơ chứa thành phần như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.thực phẩm chức năng
  • Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán.
  • Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định.
  • Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Tờ khai trị giá.

5. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về quảng cáo

Cuối cùng là điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về quảng cáo, đây là một khía cạnh khá quan trọng, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Xin phép thẩm định nội dung trên poster quảng cáo: Trước khi hiển thị bất kỳ poster quảng cáo nào, cơ sở kinh doanh cần phải nộp đơn xin phép và chờ sự thẩm định từ cơ quan Y tế. Nội dung quảng cáo cần phải được xem xét và phê duyệt theo quy định.
  • Chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định: Khi quảng cáo đã được phê duyệt và thẩm định, các cơ sở kinh doanh chỉ được phép hiển thị nội dung mà cơ quan Y tế đã thẩm định và chấp nhận. Việc này mang tính trung thực và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Lưu ý khi kinh doanh thực phẩm chức năng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi kinh doanh thực phẩm chức năng:

  • Tuân thủ pháp luật: Cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Quảng cáo trung thực: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng phải trung thực, chính xác và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
  • Bảo đảm chất lượng: Có trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm chức năng cung cấp cho thị trường.
  • Chịu trách nhiệm pháp lý: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng an toàn thực phẩm chức năng do mình cung cấp.

6. Dịch vụ tư vấn kinh doanh thực phẩm chức năng của Luật sư VCT

  • Tư vấn và chuẩn bị các loại giấy tờ để lập hồ sơ thủ tục liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Soạn thảo hồ sơ và thực hiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến  kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Nhận ủy quyền làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn và giải thích, làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký  kinh doanh thực phẩm chức năng

Luật Sư VCT là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn  kinh doanh thực phẩm chức năng. Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến lĩnh vực  kinh doanh thực phẩm chức năng và các dịch vụ tư vấn pháp lý khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh của Luật sư VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn  kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Xem thêm: THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP LƯU HÀNH SẢN PHẨM 

Xem thêm: TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI  

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đềĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MỚI NHẤT NĂM 2024mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
Văn phòng Luật sư VCT
  • Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Xem địa chỉ
  • Holine: 0971 174 040
  • Webiste: www.luatsuvct.com
  • CSKH: info@luatsuvct.com