THỦ TỤC QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GIẤY PHÉP CON
Bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động kinh doanh thì một số ngành nghề có điều kiện yêu cầu thêm một số loại giấy phép nhất định. Để phân biệt với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mọi người thường gọi đây là giấy phép con. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật TNHH Pháp Lý AV Bình Dương gửi đến quý khách hàng thông tin về giấy phép con là gì và khi nào cần xin giấy phép con.
1. Giấy phép con là gì?
Thuật ngữ giấy phép con không được pháp luật định nghĩa một cách chính xác. Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư năm 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng
Như vậy, giấy phép con sẽ có những đặc điểm sau đây:
+ Là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề có điều kiện và giấy phép con thường được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là do một cơ quan cấp là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và Đầu tư, nhưng giấy phép con có thể do rất nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau cấp và tùy thuộc vào từng lĩnh vực.
+ Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau thì sẽ yêu cầu các giấy phép con khác nhau.
+ Giấy phép con thường sẽ có thời hạn nhất định khi hết thời hạn ghi trên giấy phép thì doanh nghiệp, cá nhân sẽ phải làm các thủ tục gia hạn giấy phép hoặc cấp lại giấy phép. Trong khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không xác định thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
STT | NGÀNH, NGHỀ |
1 | Sản xuất con dấu |
2 | Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) |
3 | Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ |
4 | Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị |
5 | Kinh doanh súng bắn sơn |
6 | Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng |
7 | Kinh doanh dịch vụ cầm đồ |
8 | Kinh doanh dịch vụ xoa bóp |
9 | Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên |
10 | Kinh doanh dịch vụ bảo vệ |
11 | Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy |
12 | Hành nghề luật sư |
13 | Hành nghề công chứng |
14 | Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả |
15 | Hành nghề đấu giá tài sản |
16 | Hành nghề thừa phát lại |
17 | Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản |
18 | Kinh doanh dịch vụ kế toán |
19 | Kinh doanh dịch vụ kiểm toán |
20 | ….. |
2. Khi nào cần phải xin giấy phép con?
Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện và bảo đảm đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Như vậy khi các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Ngoài những ngành, nghề được quy định trong Phục lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì cá nhân, tổ chức không cần phải xin giấy phép con.
3. Hình thức giấy phép con
Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau:
– Giấy phép;
– Giấy chứng nhận;
– Chứng chỉ;
– Văn bản xác nhận, chấp thuận;
– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hồ sơ thủ tục xin Giấy phép con
Căn cứ những theo những quy định đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó. Một số hồ sơ thường có khi tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép con gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.
– Thông tin của người đứng đầu của doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ của người đứng đầu doanh nghiệp.
– Giấy giới thiệu.
– Danh sách thành viên của doanh nghiệp.
– Các giấy tờ khác theo quy định.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Phương án hoạt động của doanh nghiệp
Như vậy, căn cứ vào từng ngành, nghề mà luật sẽ có các quy định chuyển ngành về hồ sơ, trình tự thủ tục, nộp tài cơ quan nào để được cấp giấy phép con.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về giấy phép con là gì và khi nào cần xin giấy phép con. Công ty luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan đến giấy phép con với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.