DỊCH VỤ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH THUỐC TRỪ SÂU (Thuốc bảo vệ thực vật)

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)  là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.

Đây là sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà pháp luật hiện hành có nhiều quy định chặt chẽ về việc kinh doanh sản phẩm này. Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần được cấp Giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Vậy thủ tục xin cấp loại giấy này thực hiện như thế nào? 

1. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013;

Nghị định 66/2016/NĐ-CP;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT;

Thông tư 231/2016/TT-BTC;

Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 thì “Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.”

2. Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là hành vi của tổ chức, cá nhân nhập thuốc bảo vệ thực vật và phân phối đến người có nhu cầu sử dụng hoặc các chủ thể kinh doanh khác. Theo quy định pháp luật hiện hành thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đồng nghĩa với việc để tiến hành hoạt động kinh doanh; tổ chức, cá nhân cần được cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) là loại giấy chứng minh tổ chức, cá nhân đã đáp ứng các điều kiện mà hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu. Giấy này được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là một điều kiện bắt buộc phải có nếu tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh ngành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

3. Điều kiện để được cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (Điều 63 Điều 32, 33, 34 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT) 

3.1 Điều kiện nhân lực

Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

3.2 Điều kiện địa điểm

  • Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.
  •  Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.
  •  Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.
  •  Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
  • Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.
  •  Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

3.3 Điều kiện trang thiết bị

  • Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
  • Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
  • Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
  • Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (Điều 35 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)

  •  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (mẫu quy định tại Phụ lục XIV Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT);
  •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng; hoặc bản sao chụp kèm bản gốc để đối chiếu);
  • Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (quy định tại Phụ lục XVI Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT).

5. Quy trình cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

5.1 Thẩm quyền cấp phép

Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ ở tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

5.2 Trình tự thủ tục cấp

Bước 1: Cá nhân tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trong 02 ngày làm việc; hồ sơ không hợp lệ được trả về để hoàn thiện, bổ sung;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Hồ sơ chưa đáp ứng quy định được thông báo để bổ sung, hoàn thiện;

Bước 3: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá.

Bước 4: Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

Bước 5:

  • Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu: Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong 05 ngày làm việc
  • Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu: Được thông báo bằng văn bản và yêu cầu khắc phục trong 60 ngày; được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo khắc phục;
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận: Cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nên rõ lý do.

6. Cách thức nộp hồ sơ

  • Đến nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Nộp qua hình thức trực tuyến;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính.

7. Thời gian giải quyết

  • Trường hợp cơ sở đủ điều kiện: nhận được giấy phép trong vòng 21 ngày làm việc (không tính thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ);
  • Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện: nhận được giấy phép trong vòng 84 ngày làm việc; khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại (không tính thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ).

8. Khách hàng liên hệ Luật sư VCT bằng cách nào.

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh thuốc trừ sâu qua các kênh sau:

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Trên đây là nội dung bài viết cô đọng lại kiến thức của Luật sư VCT về “Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thuốc trừ sâu”. Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu và giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 097 117 40 40 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật sư VCT. Trân trọng.