DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH CHÍNH 

1. Các vấn đề liên quan đến Luật Hành chính

1.1 Tư vấn các thủ tục hành chính

Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh những hoạt động hành chính nhà nước, cụ thể là giữa các cơ quan nhà nước với công dân và các cơ quan nhà nước với nhau. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trong đời sống hằng ngày, pháp luật hành chính điều chỉnh các thủ tục hành chính trong lĩnh vực như doanh nghiệp – đầu tư, thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình, hải quan, thuế, xây dựng…

Các hoạt động thường thấy liên quan đến thủ tục hành chính như:

– Thủ tục khai sinh, khai tử, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, nhập hộ khẩu, đăng ký lưu trú, đăng ký tạm trú, thay đổi họ tên, đăng ký nhận con nuôi, chia di sản.

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động, đăng ký nội quy lao động, báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động nước ngoài, điều chỉnh lương người lao động.

– Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tách thửa đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở, thu hồi đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất.

– Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh, gia hạn, xin cấp lại giấy phép xây dựng, giấy phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

– Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: khai báo hải quan, thông quan.

– Thủ tục khai báo thuế, thu thuế, truy thu thuế, quyết định hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

1.2 Tư vấn thủ tục khiếu nại, tố cáo

1.2.1 Quy trình khiếu nại

Quy trình, thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011, theo đó khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể khiếu nại lần đầu đến một trong những đối tượng sau:

– Người đã ra quyết định hành chính.

– Cơ quan có người có hành vi hành chính.

– Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến:

– Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

– Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến:

– Bộ trưởng.

– Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến:

– Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực.

– Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

1.2.2 Quy trình tố cáo

Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết, hay còn gọi là tố cáo hành vi vi phạm.

Hiện nay, quy trình tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định rõ tại Luật tố cáo 2018, theo đó tại Điều 28 Luật Tố cáo quy định trình tự giải quyết tố cáo gồm các bước:

Bước 1: Thụ lý tố cáo (Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (2 người trở lên).

Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo; ghi chép thành văn bản, biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh trong quá trình xác minh.

Khi kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Tư vấn pháp luật về hành chính của Luật sư VCT

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo căn cứ trên nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật; đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.

Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý khi kết luận người bị tố cáo vi phạm.

Nếu xuất hiện dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

2. Tại sao lại chọn dịch vụ tư vấn pháp luật về hành chính tại Luật sư VCT

Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục hành chính. 

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến pháp luật hành chính.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH CHÍNH” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40  hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách