Thành lập công ty du lịch là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Quý khách hàng cần đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết về các điều kiện và thủ tục thành lập công ty du lịch, Quý khách hàng hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Điều kiện mở công ty du lịch chi tiết
Tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định các điều kiện mở công ty du lịch. Tùy theo loại hình dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp cung cấp, sẽ có những điều kiện kinh doanh cụ thể.
Thứ nhất, điều kiện mở công ty du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 đồng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Thứ hai, điều kiện mở công ty du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm có
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện mở công ty du lịch thì được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017.
Thủ tục thành lập công ty du lịch
Để thành lập công ty du lịch, các cá nhân, tổ chức cần tiến hành trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ tương ứng theo quy định tại Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, về cơ bản cần có các tài liệu cơ bản sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty hợp danh);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của đại diện người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty du lịch thông qua các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư – nơi công ty đặt trụ sở;
- Dịch vụ bưu chính;
- Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Thực hiện công bố thông tin đăng ký công ty.
Bước 5: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo quy định Luật đầu tư thì kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty du lịch, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Thứ nhất, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Điều 32 Luật Du lịch 2017 gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật Du lịch 2017.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ tại Sở Du lịch hay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – tại tỉnh thành mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh sẽ thực hiện việc xem xét, thẩm định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 10 ngày, Cơ quan này sẽ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, cơ quan này cần có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong 12 tháng từ ngày thành lập công ty du lịch. Sau thời hạn 12 tháng, nếu không có giấy phép, doanh nghiệp không được phép kinh doanh dịch vụ này.
- Thứ hai, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Điều 33 Luật Du lịch 2017 gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Tổng cục Du lịch.
Bước 3: Nhận kết quả xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép, Tổng cục Du lịch sẽ thực hiện việc xem xét, thẩm định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 10 ngày, Cơ quan này sẽ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, cơ quan này cần có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thành lập công ty du lịch
Luật Sư VCT là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ thành lập công ty du lịch. Dịch vụ gồm:
- Tư vấn điều kiện mở công ty du lịch;
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty du lịch bao gồm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Hỗ trợ soạn thảo tài liệu thành lập công ty di dịch;
- Nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty du lịch.
Để sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thành lập công ty du lịch và các dịch vụ tư vấn khác, Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT thông qua các phương thức sau:
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Luật sư VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH 2024 CHI TIẾT” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
>>> Xem thêm: Lệ phí cấp giấy chứng nhận huấn luyện pccc chi tiết từ A -Z
>>> Xem thêm: 4+ điều cần lưu ý trước khi đặt cọc mua nhà đất
Văn phòng Luật sư VCT
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Xem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.luatsuvct.com
- CSKH: info@luatsuvct.com