Khi cha mẹ mất sớm cháu có được hưởng thừa kế từ ông bà không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Để tìm hiểu về vấn đề này mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.
Quy định về hình thức thừa kế
Thừa kế theo di chúc
Tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, cá nhân có quyền để lại di chúc để phân chia tài sản của mình sau khi chết cho cá nhân, tổ chức khác.
Lưu ý: Để di chúc được công nhận là hợp pháp, khi lập di chúc cần tuân thủ quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thứ nhất, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật,
Thứ hai, đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Thứ ba, đối với di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu ở trên.
Thứ tư, đối với di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau: Người để lại di sản không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định chi tiết về thứ tự những người thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với những người ở hàng thừa kế thứ hai, thứ ba chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Cha mẹ mất trước, cháu có được hưởng thừa kế từ ông bà không?
Như đã phân tích trên có hai hình thức chia thừa kế là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Do đó, khi cha mẹ mất trước, cháu có thể được hưởng thừa kế từ ông bà theo hai hình thức là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
- Thừa kế theo di chúc
Cháu sẽ được hưởng thừa kế từ ông bà nếu ông bà có để lại di chúc hợp pháp với nội dung cháu sẽ được hưởng một phần tài sản của ông bà sau khi ông bà mất.
- Thừa kế theo pháp luật
Như đã nêu trên, cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà và chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông bà mà cháu không được hưởng lại để cho người khác hưởng nên pháp luật thừa kế đã quy định về trường hợp thừa kế thế vị. Cụ thể, tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, trường hợp cha mẹ chết trước hoặc cùng một thời điểm với ông bà thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống.
Cách thức giải quyết tranh chấp thừa kế di sản của ông bà
Tranh chấp thừa kế di sản của ông bà thường xảy ra khi ông bà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng không hợp pháp hoặc cháu được hưởng thừa kế nhưng những người thừa kế khác không đồng ý. Để giải quyết tranh chấp các bên có thể tiến hành theo các cách thức sau:
- Thứ nhất, thương lượng
Trước hết, các bên cố gắng giải quyết tranh chấp thừa kế di sản của ông bà thông qua thỏa thuận, thương lượng. Đây là phương án nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Các bên có thể thương lượng và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Thứ hai, hòa giải thông qua bên thứ ba
Trường hợp các bên thương lượng không thành có thể tiến hành hòa giải thông qua hòa giải viên theo quy định tại Luật Hòa giải cơ sở 2013. Hòa giải viên sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau.
- Thứ ba, khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết
Khi các bên không thể tự giải quyết tranh chấp, một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Lưu ý đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Dịch vụ tư vấn về quyền được hưởng thừa kế
Luật Sư VCT chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về quyền được hưởng thừa kế . Dịch vụ gồm:
- Tư vấn đối tượng được hưởng thừa kế;
- Tư vấn trường hợp cháu được hưởng thừa kế từ ông bà;
- Tư vấn thủ tục khai nhận di sản;
- Tư vấn đối tượng không được hưởng thừa kế;
- Tư vấn hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền hưởng thừa kế;
- Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Để sử dụng dịch vụ tư vấn về quyền được hưởng thừa kế và các dịch vụ tư vấn khác, Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT thông qua các phương thức sau:
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Luật sư VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “CHÁU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ ÔNG BÀ KHI CHA MẸ MẤT SỚM?” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty 2025
>>> Xem thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở cập nhật mới nhất 2025
Văn phòng Luật sư VCT
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Xem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.luatsuvct.com
- CSKH: info@luatsuvct.com